Điều hoà sau một thời gian hoạt động lớp bụi bám trên lưới lọc không khí, những lớp bám trên cánh quạt làm cho việc trao đổi nhiệt trở nên khó khăn hơn. Vệ sinh điều hòa (bảo dưỡng điều hòa) sẽ làm tăng nhiệt độ làm lạnh, tăng tuổi thọ cho máy và giảm chi phí phát sinh khi điều hòa hỏng hóc.
Lý do bạn nên vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa thường xuyên.
• Bất cứ vật dụng gì sau một thời gian sử dụng nếu không được bảo dưỡng sẽ nhanh hỏng.
• Nếu không vệ sinh thường xuyên những lớp bụi bẩn sẽ khiến mạnh lạnh yếu, thời gian làm lạnh lâu và hao tốn điện năng khủng khiếp.
• Các vi khuẩn sẽ tận dụng lớp bụi bẩn ở dàn làm lạnh, sinh sôi nảy nở khiến đường hô hấp của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Tại sao phải vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa tại nhà định kỳ.
• Giúp máy lạnh hoạt động trơn tru ổn định và tiết kiệm điện năng.
• Giúp hệ thống máy lạnh lọc không khí tốt hơn mang lại cho gia đình bạn một nguồn không khí trong lành tránh các bệnh về đường hô hấp.
• Làm tăng tuổi thọ của máy.
• Bảo về máy luôn được mới.
• Khắc phục kịp thời nguy cơ hư hỏng máy lạnh.
• Phát hiện được các sự cố, rủi ro về điện: hở mạch.
Quy trình vệ sinh điều hòa đúng cách.
1. Lau chùi mặt nạ.
Lau sạch mặt trước, trước khi rửa để loại bỏ hoàn toàn bụi trên bề mặt;
Nhấc mặt trước của điều hòa lên cao hơn chiều ngang và kéo ra;
Rửa nhẹ nhàng với nước và nước rửa bát bằng miến bọt biển;
Sau đó lau khô phần mặt nạ rồi lắp vào máy;
Chú ý:
Khi rửa không được ấn quá mạnh làm nứ vỡ mặt nạ;
Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh;
Không làm khô máy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
2. Rửa lưới lọc (DÀN LẠNH): Thông thường, bạn nên rửa sạch lưới lọc không khí 2 tuần 1 lần.
- Tháo mặt trước của dàn lạnh rồi rút lưới ra;
- Dùng rẻ lau sạch bụi;
- Tiếp đến sử dụng vòi nước thổi theo chiều ngược lại của lớp bụi;
- Cuối cùng để lưới khô hẳn rồi lắp máy trở lại.
Lưu ý: Vì lưới lọc làm bằng nilon nên không được dùng nước nóng trên 40 độ C để rửa và sấy.
3. Rửa dàn lạnh.
- Việc đầu tiên trước khi rửa dàn lạnh bạn cần phải tắt máy;
- Dùng rẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bắn vào theo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước;
- Dùng bình xịt tưới cây hoa xịt vào các vị trí lá nhôm tản nhiệt trên mặt lạnh, chú ý bắn tia nước gọn không để nước bắn sang các bộ phận khác. Xịt từ từ, không xịt liên tục để nước có thể thoát ra ngoài, không bị tràn ra máy;
- Sau ít nhất 15 phút mới được cắm điện điều hòa
Lưu ý: Chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác sẽ làm hỏng máy.
4. Rửa dàn nóng: Chúng ta cũng làm tương tự như vệ sinh dàn lạnh.
Lưu ý:
- Nên phun làm nhiều lần một chút vì ở cục nóng ở ngoài trời nên rất bẩn, việc làm sạch này giúp việc trao đổi nhiệt làm mát được tốt hơn.
- Tránh làm dàn nóng bị móp biến dạng.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi bạn có thể tự mình làm công việc vệ sinh điều hoà mà không cần tới nhân viên sửa điều hoà , bất kì một thắc mắc nào bạn có thể liên hệ .
0 nhận xét:
Đăng nhận xét