Mùa hè đến, điều hòa xe ô tô trở thành vấn đề hot trên từng cây số của những người sử dụng phương tiện giao thông. Cũng giống như sự bất thường của thời tiết, hệ thống này trên xe hơi thường có những sự cố bất thường khiến cho người ngồi chẳng hề cảm thấy dễ chịu trong không khí oi bức. Làm sao để có thể tự kiểm tra điều hòa ô tô khi phát hiện những cố thường gặp khi sử dụng như: hiện tượng điều hòa làm lạnh kém hoặc mất nhiều thời gian làm lạnh. Một vài thông tin tư vấn cần thiết từ điện lạnh Hồng Phúc sẽ giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn cho việc khắc phục sự cố này.
Nguyên lý hoạt động của điều hòa ô tô.
Các kỹ sư áp dụng rất nhiều định luật vật lý để chế tạo nên một chiếc điều hòa. Thế nhưng, có hai nguyên tắc cơ bản là hiện tượng thu nhiệt khi một chất lỏng bay hơi và tỏa nhiệt khi nó chuyển từ hơi sang lỏng. Vì vậy, chiếc điều hòa không khí nào cũng có một máy nén, bình ngưng, bình làm khô, van giãn nở nhiệt, máy hóa hơi và “dòng máu” là chất làm lạnh. Chất làm lạnh là chất lỏng có khả năng bay hơi ở nhiệt độ thấp. Trước kia, ngành công nghiệp điện lạnh sử dụng chất R-12 nhưng do chứa chlorofluorocarbon (CFC) gây thủng tầng ozon nên nó được thay bằng R-134a từ 1996.
Nguyên lý hoạt động có thể tóm gọn thành các bước như sau: Đầu tiên, máy nén, được nối với động cơ thông qua dây cua-roa, hút chất làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).
Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra môi trường. Gió thổi ta từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.
Các hư hỏng thường gặp.
Hệ thống điều hòa vẫn tỏa hơi lạnh nhưng yếu.
Khi sử dụng điều hòa lâu ngày, bụi bẩn bám vào lưới lọc và quạt gió, từ đó gây tắc nghẽn khiến hơi lạnh không vào được cabin xe. Trong trường hợp này, bạn có thể giải quyết bằng cách vệ sinh lưới lọc. Qua tham khảo tại một số gara, việc vệ sinh lưới lọc chỉ tốn khoảng 20.000 – 50.000 VNĐ.
Nếu sau khi vệ sinh lưới lọc mà không thấy tiến triển, bạn nên đưa xe tới gara để kiểm tra dây cao áp và dây thấp xem có hoạt động bình thường hay không. Nếu chúng vẫn hoạt động tốt, bạn hãy tiến hành bảo dưỡng dàn nóng/lạnh của hệ thống điều hòa. Chi phí cho việc thay thế dàn nóng/lạnh dao động trong khoảng từ 1,5 – 20 triệu đồng.
Hệ thống điều hòa hoạt động bình thường nhưng không tỏa hơi mát.
Vệ sinh lưới lọc, dàn nóng và dàn lạnh cũng là cách giải quyết cho vấn đề này. Nếu vệ sinh mà vẫn không có kết quả, bạn nên nghĩ đến nguyên nhân thiếu môi chất làm lạnh hoặc doăng cao su bị hở. Việc dây đai dẫn động lốc máy lạnh bị trượt là hiện tượng không tránh khỏi khi xe đã sử dụng lâu năm.
Cách khắc phục phù hợp là thay dây đai hoặc nạp thêm chất lạnh cho hệ thống điều hòa. Giá thành cho việc nạp môi chất lạnh bắt đầu từ 150.000 – 200.000 VNĐ. Trong khi đó, nếu nạp lại toàn bộ môi chất lạnh, bạn sẽ phải chi số tiền khoảng 300.000 – 400.000 VNĐ.
Trong trường hợp xấu nhất, bạn sẽ phải thay hệ thống máy nén. Giá bán của một chiếc máy nén cũ đã qua sử dụng dao động từ 2 – 5 triệu đồng. Máy nén mới có giá bán thay đổi tùy theo từng loại xe khác nhau, từ 5 triệu đối với ôtô bình dân cho đến vài chục triệu cho một chiếc xế hộp hạng sang.
Hệ thống điều hòa bốc mùi khó chịu.
Có hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điều hòa bốc mùi khó chịu, bao gồm bụi bẩn trên lưới lọc, quạt gió và thói quen hút thuốc lá, ăn uống trong xe hoặc mồ hôi bám khắp nơi. Bạn nên tiến hành vệ sinh lưới lọc và cabin bằng hóa chất chuyên dụng để triệt tiêu hiện tượng này.
Cần kiểm tra những gì khi điều hòa gặp sự cố.
1. Kiểm tra chất làm lạnh
Theo các chuyên gia về điều hòa thì hệ thống điều hòa cần phải đảm bảo đủ một lượng chất làm lạnh nhất định cho việc làm làm lạnh, nếu không đảm bảo được yêu cầu này thì điều hòa ô tô cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian để làm mát xe của bạn.
2. Kiểm tra và vệ sinh điều hòa sạch sẽ:
Hầu hết các loại điều hòa điều có dàn nóng được lắp ráp ở phía trước. Nếu bạn không chú ý vệ sinh bao duong dieu hoa sạch sẽ mà chứa đầy, lá cây, côn trùng, hay bụi đường thì hệ thống làm mát của xe sẽ hoạt động rất kém.
3. Kiểm tra chiếc quạt ở dàn nóng
Đặc trưng của dàn nóng có một chiếc quạt riêng. Chiếc quạt này sẽ hoạt động mỗi khi bạn bật điều hòa trong xe. Đương nhiên là khi môtơ, hay dây điện của quạt có vấn đề thì nó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống điều hòa xe của bạn.
4. Kiểm tra hệ thống làm mát
Chất làm mát trong điều hòa ô tô sẽ không phát huy tác động khi nó bị oxy hóa hoặc ẩm. Lý do đơn giản là chính không khí làm giảm khả năng làm mát của hệ thống và độ ẩm có thể làm đóng băng và hình thành đá sẽ làm tắc ống lọc. Điều này xảy ra khi những chỗ dò trong hệ thống làm mát không được sửa chữa kịp thời khi gặp sự cố.
5. Vệ sinh hệ thống làm mát
Việc ống lọc bị tắc do gỉ sắt, bụi bẩn trong hệ thông làm mát sẽ dẫn đến chất chất làm mát không lưu thông được. Một khi bạn không chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ thì đây chính là tác nhân gây nên sự cố điều hòa ô tô của bạn không mát hay chập chờn, lúc mát lúc không.
6. Kiểm tra các yếu tố cơ khí khác như van, bộ nén khí
Bởi vì chính những bộ phận này một khi gặp sự cố cũng sẽ là nguyên nhân khiến cho điều hòa trong ô tô của bạn kém lạnh hay mất nhiều thời gian hơn cho việc làm lạnh.
Trên đây là một vài thông tin hướng dẫn để bạn có thể tự kiểm tra hệ thống điều hòa ô tô của mình khi sự cố xảy ra để hoặc tự khắc phục nếu có thể. Khi bạn chưa có đủ kinh nghiệm để giải quyết những sự cố phức tạp thì tốt nhất bạn nên liên hệ đến các trung tâm sua chua dieu hoa để họ hỗ trợ bạn kịp thời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét